Bệnh sởi

Bệnh sởi là gì:

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch.

Dấu hiệu của bệnh sởi

Giai đoạn trước khi phát ban:

– Có biểu hiện “viêm long” như chảy mũi, ho, chảy nước mắt, mắt đỏ, sợ ánh sáng…

– Sốt cao 39 đến 40 độ C, kèm mệt mỏi, đau khớp.

– Có thể có đốm Koplik là những chấm trắng nhỏ ở niêm mạc má bên trong miệng

Giai đoạn phát ban:

– Ban nổi lên má sau tai, lan dần ra hai bên má, cổ, ngực bụng và tay chân.

– Ban sởi màu hồng nhạt,ấn vào thì biến mất.

– Sốt giảm hoặc hết sốt.

Giai đoạn sau khi phát ban:

– Ban lặn theo trình tự xuất hiện, để lại những vết thâm trên da (gọi là vết vằn da hổ).

– Ho có thể còn kéo dài.

Chăm sóc người bệnh sởi:

– Nằm phòng riêng ( thoáng, tránh gió lùa )

– Theo dõi nhiệt độ, lau mát khi bị sốt.

– Nhỏ mắt, mũi bằng dung dịch Natri clord 0,9 % để tránh nhiễm khuẩn.

– Lau mát hoặc tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng kín gió.

– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cách phòng bệnh sởi:

– Chích  vac- xin phòng bệnh sởi đầy đủ. Đối với trẻ nhỏ thì chích mũi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi và chích nhắc lại theo lịch.

– Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn.

– Hạn chế đi vào vùng có dịch và tiếp xúc vơi người bệnh.

– Người bệnh cần nghỉ học, nghỉ làm và không đến nơi đông người cho đến ngày thứ 5 sau khi phát ban.

– Người bệnh cần mang khẩu trang khi tiếp xúc với những người xung quanh.

– Người bệnh nên dùng khăn hoăc tay che miệng khi ho, hắt hơi, sau đó rửa tay và vứt khăn giấy vào thùng rác

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *